Cổ phiếu ACL | Công ty Cổ Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
Bài viết do Index Money biên tập về mã cổ phiếu Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang ACL Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (Cuulong Fish Joint Stock Company) Thông...
Đăng bởi:Trang Bùi Thiên | 01/08/23 10:05
Bài viết do Index Money biên tập về mã cổ phiếu Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang ACL
Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (Cuulong Fish Joint Stock Company)
Thông tin cơ bản
– Tên đầy đủ: Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
– Tên viết tắt: ACL
– Mã cổ phiếu: ACL
– Ngành nghề: Nuôi trồng nông & hải sản
– Sàn giao dịch: HOSE
– Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 05/09/2007
Ban lãnh đao
Chủ tịch HĐQT: Trần Thị Vân Loan

Tổng Giám đốc: Lại Ngọc Kim Nhung
Thông tin liên hệ
– Địa chỉ: 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, P Mỹ Quý, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam
– Điện thoại: +84 296 3931000 / Fax: +84 296 3932446
– Website: www.clfish.com
Công ty Cổ Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) được thành lập vào năm 2003. Năm 2007, công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Chế biến và xuất khẩu thủy sản là lĩnh vực hoạt động chính của ACL, giúp công ty trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành tại Việt Nam.
Cá tra chế biến là sản phẩm chủ lực của ACL (gồm có cá tra phi lê trắng và cá tra IQF hồng). ACL có nhà máy chế biến khoảng 250 tấn cá mỗi ngày, tạo ra khoảng 25.000 tấn cá thành phẩm mỗi năm. Sản phẩm của ACL đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, EU (Ba Lan, Pháp), Ageria, Mỹ, Úc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ngoài ra, ACL còn là một trong những nhà cung cấp cá tra cho siêu thị Walmart toàn cầu.
ACL có hơn 25 năm kinh nghiệm trong nông nghiệp, đặc biệt là nuôi cá tra. ACL sở hữu các trang trại nuôi cá tra hàng đầu tại Việt Nam, với diện tích hơn 100 ha và sản lượng khoảng 35.000 tấn mỗi năm, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngày 05/09/2007, ACL đã chính thức được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Đây là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của công ty và cũng là một minh chứng cho sự uy tín, thành công của ACL trong linh vực sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính
– Hàng rào bảo hộ của các thị trường nhập khẩu cao. Ngành chế biến thủy sản đang có mức độ cạnh tranh cao, hiện có rất nhiều đơn vị tham gia vao lĩnh vực này.
– Quy mô nhà máy chế biến còn nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
– Mua bán, nuôi trồng, chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
– Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế biến thủy sản.
– Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều).
– Các ngành nghề khác theo Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Đầu tư và chiến lược phát triển
– Ngoài việc duy trì thị trường truyền thống là Trung Đông, công ty tiếp tục đẩy mạnh sang Nam Mỹ (Mexico, Brazil…), Châu Á (Hồng Kông, Malaysia, Philippines…)
– Tiếp cận thị trường Nga trong bối cảnh sản phẩm cá tra đang bị đánh thuế chống bán phá giá tại thị trường chính là Mỹ.
– Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao tỷ lệ các mặt hàng có giá trị gia tăng. Đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm những thị trường mới có tiềm năng nhằm tránh rủi ro do việc tập trung quá nhiều vào một thị trường.
– Tiếp tục tập trung mở rộng những thị trường mới đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Nam Mỹ… Song song đó, tiếp tục chú trọng vào năng lực cốt lõi là con cá tra, nâng cao uy tín về chất lượng hàng hóa và hệ thống quản lý chất lượng, công tác nuôi trồng, sản xuất thức ăn và chế biến khép kín giúp chủ động về nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng.
Rủi ro kinh doanh
– Công ty chuyên về xuất khẩu vì thế luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế thế giới, khi kinh tế tăng trưởng mức tiêu thụ thủy sản cũng tăng và ngược lại.
– Ngành sản xuất cá tra luôn phải đối mặt với các chính sách bảo hộ người nuôi trồng thủy sản tại các nước nhập khẩu. Các rào cản mới được áp dụng mạnh hơn trong khi các rào cản cũ vẫn tiếp tục duy trì.
– Các yếu tố về chất lượng nguồn nước, bệnh cá, chất lượng giống, mưa bão, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thời tiết thất thường… đều có thể là nguyên nhân gây rủi ro cho sản xuất cá tra. Các yếu tố này có thể làm cho tỷ lệ chết của cá nuôi cao, nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc phèn hoặc bị bẩn đục… làm gia tăng mức độ rủi ro cho hoạt động này, hậu quả là làm giảm sản lượng cá tra nuôi hoặc thậm chí bị mất toàn bộ sản lượng nếu mức độ rủi ro lớn…