Cổ phiếu ACB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Mã cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Asia Commercial Joint Stock Bank) Thông tin cơ bản về mã cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương...
Đăng bởi:Trang Bùi Thiên | 29/07/23 12:04
Mã cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Asia Commercial Joint Stock Bank)
Thông tin cơ bản về mã cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Tên viết tắt: ACB
Mã cổ phiếu: ACB
Ngành nghề: Tài chính và bảo hiểm/ Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan/ Trung gian tín dụng có nhận tiền gửi
Sàn giao dịch: HOSE
Ngày niêm yết trên sàn chứng khoán: 09/10/2020
Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT: Trần Hùng Huy

Tổng Giám đốc: Từ Tiến Phát

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (+84)28940416 Fax: (+84)28 38399885
Website: www.acb.com.vn Mã doanh nghiệp: 0301452948
Thông tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập vào năm 1993. Trải qua 20 năm hoạt động trong lĩnh vực huy động, kinh doanh vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan.
Năm 2020, ngân hàng ACB đã đạt được một số thành tích ấn tượng: Biên lãi thuần (NIM) của ACB đã tăng lên 3.72%, tăng 0.12% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu của ACB đạt 0.59% nằm trong Top 5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất khối ngân hàng đại chúng niêm yết. Điều này cho thấy rằng ACB đã có những chính sách kiểm soát rủi ro cho vay rất hiệu quả.
ACB đã đạt tỷ lệ bảo đảm cho nợ xấu lên đến 160.31%, cho thấy ngân hàng rất cẩn trọng trong việc dành ra dự phòng rủi ro cho việc cho vay. Điều này giúp ACB bảo vệ tốt vốn của khách hàng và đảm bảo tính ổn định của ngân hàng.
Lợi nhuận sau thuế của ACB đạt 7683 tỷ đồng, tăng lên 27.84% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 24.31% đứng ở vị trí thứ 3 trong khối ngân hàng đại chúng niêm yết. Điều đó đã chứng tỏ ACB có những chiến lược kinh doanh hiệu quả và đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Đáng chú ý hơn vào ngày 09/12/2020, ngân hàng ACB chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước ngoặt quan trong trong hoạt động của ngân hàng.
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính
– Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
– Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
– Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
– Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
– Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
– Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ hỗ trợ du học với uy tín và chất lượng dịch vụ cao.
Đầu tư và chiến lược phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu mã cổ phiếu ACB
> Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong các dịch vụ ngân hàng, trung tâm dữ liệu và các dịch vụ tích hợp hệ thống để tiếp tục là ngân hàng dẫn dầu về công nghệ.
> Tiếp tục thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác khác là những tập đoàn lớn nhằm củng cố và mở rộng hệ sinh thái khách hàng.
> Tập trung khai thác hệ sinh thái khách hàng trong chuỗi giá trị và các khách hàng lớn hiện tại nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong ngành.
> Xây dựng và phát triển các kênh phân phối mới, đặc biệt là ngân hàng điện tử (digital banking), tối ưu hóa mô hình bán hàng để nâng cao hiệu quả bán hàng cho khách hàng trong hệ sinh thái và tăng cường bán chéo, bán thêm cho khách hàng.
Rủi ro kinh doanh
– Bất ổn vĩ mô: Kinh tế Việt Nam được đánh giá là tăng trưởng nóng, không bền vững; việc điều hành chính sách của chính phủ còn hạn chế, chưa có những hiệu quả cần thiết. Với đặc trưng là kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng trong đó có ngân hàng ACB chịu nhiều tác động tiêu cực từ những diễn biến vĩ mô bất lợi này như nợ xấu tăng cao, thanh khoản khó khăn, ứ đọng dòng vốn.
– Rủi ro tín dụng: việc đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho đối tượng khách hàng là khối doanh nghiệp tư nhân và cá thể, vốn là đối tượng khách hàng có khả năng gặp nhiều rủi ro tín dụng do tiềm năng tài chính hạn chế.
– Việc đa dạng hóa hoạt động thông qua việc thành lập các công ty chứng khoán, cho thuê tài chính, quản lý tài sản… một mặt giúp ngân hàng đa dạng hóa kênh doanh thu, nhưng mặt khác cũng gia tăng rủi ro một khi ngân hàng không đủ nguồn lực và kinh nghiệm cho lĩnh vực mới.