Tiền pháp định (Fiat) là gì? Cách dùng Fiat để mua Crypto
Hầu hết các loại tiền tệ có thể sử dụng trên thế giới hiện nay đều là tiền pháp định (Fiat). Vậy tiền tệ pháp định Fiat là gì? Nó có giá trị gì đối với cuộc sống con người...
Đăng bởi:Nguyễn Linh | 16/06/23 14:55
Hầu hết các loại tiền tệ có thể sử dụng trên thế giới hiện nay đều là tiền pháp định (Fiat). Vậy tiền tệ pháp định Fiat là gì? Nó có giá trị gì đối với cuộc sống con người và liệu có bị thay thế bởi tiền mã hóa hay không? Hãy cùng Index Money tìm hiểu ngay dưới đây!
1. Tiền pháp định Fiat là gì?
Tiền pháp định (Fiat) là loại tiền tệ được in ấn và phát hành bởi chính phủ các quốc gia. Loại tiền này được lưu hành hợp pháp và không được hỗ trợ bằng bất kỳ tài sản hiện vật nào.
Giá trị của Fiat phụ thuộc vào mối quan hệ cung – cầu và sự ổn định tiền tệ trong quốc gia. Không phụ thuộc vào giá trị của các tài sản như vàng hay bạc. Sức mạnh của chính phủ giúp duy trì giá trị của đồng tiền Fiat. Các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống tiền Fiat riêng như: Euro, USD, VND, Won,…

Vì tiền pháp định Fiat không có giá trị gắn với vật chất như vàng – bạc, nên Fiat rất dễ lạm phát, thậm chí là trở nên vô giá trị trong trường hợp “siêu lạm phát”.
Nếu người dân không tin tưởng vào tiền tệ của 1 quốc gia, thì đồng Fiat đó sẽ không còn giá trị. Đây là sự khác biệt hoàn toàn so với vật giá trị như vàng, vì vàng có giá trị nội tại, có thể mua bán trên thị trường biến động lớn hay làm trang sức.
2. Lịch sử phát triển tiền tệ pháp định
Tiền pháp định có bắt nguồn từ Trung Quốc. Cụ thể, vào thế kỷ 11, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) bắt đầu phát hành tiền giấy, dùng để trao đổi hàng hóa như vàng, bạc, lụa,.. Sau khi Hốt Tất Liệt lên nắm quyền – thế kỷ 13, một hệ thống tiền hợp pháp được thiết lập. Các nhà sử học cho rằng việc tiêu quá nhiều tiền giấy này đã dẫn đến lạm phát cực đoạn, làm suy tàn đế chế Mông Cổ.
Vào thế kỷ 17, châu Âu cũng bắt đầu dùng tiền Fiat, không phải tiền giấy có thể chuyển đổi. Loại tiền này được Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng loại tiền này không thành công ở Thụy Điển, chính phủ cuối cùng cũng từ bỏ hệ thống này và chọn tiêu chuẩn bạc.
Trong 2 thế kỷ tiếp, các nước Pháp, Canada, liên bang Hoa Kỳ đều thử nghiệm tiền giấy hợp pháp và thu được các kết quả khác nhau.
Từ thế kỷ 19 trở đi, vàng đã trở thành một loại tiền tệ hàng hóa quan trọng trong một thời gian dài. Quá trình chuyển đổi tiền tệ quốc gia thành vàng được gọi là hệ thống bản vị vàng. Trong chế độ bản vị vàng, hầu hết các quốc gia cam kết rằng họ sẽ đổi tiền của mình thành vàng với một mức giá cố định.
Khi kết thúc Thế chiến II, hầu hết các quốc gia đồng ý duy trì tỷ giá hối đoái vàng cố định, nhưng hệ thống này cũng có sự linh hoạt nhất định, cho phép một quốc gia điều chỉnh định kỳ tỷ giá hối đoái vàng của mình để đáp ứng nhu cầu ngoại hối trong nước. Tuy nhiên, vào năm 1973, hệ thống tỷ giá hối đoái không cố định được thiết lập. Kể từ đó, giá trị của đồng đô la Mỹ không được hỗ trợ bởi bất kỳ tài sản nào ngoài tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ.
3. Tiền tệ Fiat so với Bản vị vàng
Hệ thống bản vị vàng cho phép chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Thực tế, tất cả tiền giấy đều được đảm bảo một lượng vàng hữu hạn do chính phủ nắm giữ. Trong hệ thống tiền dựa trên hàng hóa, chính phủ và ngân hàng chỉ có thể thêm tiền vào nền kinh tế nếu họ có một lượng vàng dự trữ tương đương. Với hệ thống này, chính phủ bị hạn chế khả năng in tiền và tăng giá trị của tiền chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế.

Tuy nhiên, trong hệ thống tiền pháp định, tiền không thể được chuyển đổi sang bất kỳ thứ gì khác. Với tiền Fiat, chính quyền có thể tác động trực tiếp tới giá trị của tiền và liên kết nó với các điều kiện kinh tế. Chính phủ và ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ nhiều hơn và có thể phản ứng trước các sự kiện tài chính và khủng hoảng bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau, chẳng hạn như việc điều chỉnh dự trữ ngân hàng và thực hiện nới lỏng định lượng.
Những người ủng hộ hệ thống bản vị vàng cho rằng hệ thống tiền dựa trên hàng hóa ổn định hơn vì nó được bảo đảm bằng một tài sản vật chất và có giá trị. Ngược lại, những người ủng hộ hệ thống tiền Fiat phản đối tính không ổn định của giá vàng. Trong ngữ cảnh hệ thống bản vị vàng, giá trị của tiền dựa trên hàng hóa và tiền Fiat có thể biến đổi. Tuy nhiên, với hệ thống tiền Fiat, chính phủ có độ linh hoạt cao hơn để đối phó với các tình huống kinh tế khẩn cấp.
4. Ưu điểm và nhược điểm của tiền Fiat
4.1 Ưu điểm
Sự lựa chọn tiền fiat thay thế hệ thống bản vị vàng không phải là ngẫu nhiên. Tiền pháp định có những ưu điểm sau:
Tính linh hoạt: Tiền fiat cho phép chính phủ và ngân hàng trung ương có khả năng linh hoạt để giải quyết các vấn đề trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Phát hành tiền fiat cũng tạo ra một nguồn thu nhập cho chính phủ.
Chi phí sản xuất: Việc sản xuất tiền pháp định có chi phí thấp hơn so với tiền dựa trên hàng hóa.
Loại bỏ tính khan hiếm: Vì tiền fiat không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm hoặc có giới hạn như vàng hay kim cương, ngân hàng trung ương có thể kiểm soát nguồn cung tiền và từ đó quản lý các biến số kinh tế khác.
Tính thuận tiện: Tiền fiat không phụ thuộc vào dự trữ hàng hóa. Nó không yêu cầu việc có kho lưu trữ, bảo vệ, giám sát và các yêu cầu khác tốn kém.
Tính toàn cầu: Tiền fiat được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, giúp nó trở thành một loại tiền được chấp nhận trong thương mại quốc tế.

4.2 Nhược điểm
Tuy nhiên, tiền pháp định cũng không phải là hoàn toàn không có nhược điểm:
Thiếu giá trị nội tại: Tiền fiat không có giá trị nội tại. Nghĩa là chính phủ tạo ra tiền chỉ dựa trên uy tín của mình, điều này có thể dẫn đến sự thiếu ổn định của đồng tiền, lạm phát và thậm chí làm sụp đổ hệ thống kinh tế.
Rủi ro về lạm phát: Chính phủ có quyền kiểm soát nguồn cung và cầu tiền, do đó, nếu chính phủ tăng cung tiền một cách quá mức, có thể dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng và khủng hoảng kinh tế.
Lịch sử đã chứng kiến sự sụp đổ của nền kinh tế ở nhiều quốc gia do việc in thêm tiền trong bối cảnh lạm phát, khiến người dân mất niềm tin vào sự ổn định của chính phủ. Điều này tạo ra những lo ngại về hệ quả có thể xảy ra trong tương lai.
5. Cách hoạt động của tiền pháp định

Bản chất của tiền pháp định không phụ thuộc vào các hàng hóa cụ thể, mà giá trị của nó dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa những người phát hành, người sở hữu và người chấp nhận sử dụng nó. Nếu niềm tin vào giá trị của đồng tiền mất đi, nhu cầu sử dụng nó cũng sẽ giảm, dẫn đến sự suy giảm giá trị của đồng tiền đó.
Tiền tệ là một phương tiện để đo lường giá trị của hàng hóa và đồng thời cũng phản ánh giá trị kinh tế (GDP) của một quốc gia. Nghĩa là giá trị của đồng tiền đại diện cho khả năng sản xuất của quốc gia đó. Khi khả năng sản xuất tăng, giá trị trao đổi của đồng tiền pháp định tăng lên, và ngược lại.
Chính phủ là cơ quan duy nhất có quyền in tiền fiat. Vì vậy, chính phủ có quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ và thực hiện các chính sách tiền tệ (nới lỏng hay thắt chặt). Hoặc áp dụng các công cụ tài chính liên quan khi xảy ra các sự kiện lớn và khủng hoảng tài chính, nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính cho quốc gia.
6. Dùng tiền pháp định Fiat mua Crypto như nào?
Người dùng có thể thực hiện các giao dịch mua bán tiền điện tử bằng tiền pháp định thông qua các nền tảng giao dịch ngang hàng (P2P) hoặc các sàn giao dịch hàng đầu trên toàn cầu như Binance, Remitano,… nhằm đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như sử dụng thẻ Visa hoặc thực hiện giao dịch OTC.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đầu tư và mua bán tài sản số (đồng coin, token) vẫn chưa được công nhận và bảo vệ bởi pháp luật ở một số quốc gia. Do đó, người dùng nên cẩn trọng và xem xét kỹ các quy định của quốc gia nơi họ đang sinh sống để tránh gặp phải các vấn đề pháp lý không mong muốn.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Tiền pháp định Fiat. Hy vọng những chia sẻ trên của Index Money sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại tiền tệ này! Đừng quên ghé website mỗi ngày để cập nhật tin tức mới nhất về tiền mã hóa nhé!