Trang chủ » Tiền điện tử » Thuật ngữ » Tiền điện tử là gì? Thông tin cần biết khi giao dịch tiền điện tử

Tiền điện tử là gì? Thông tin cần biết khi giao dịch tiền điện tử

Tiền điện tử như một “cơn sốt” đối với các nhà đầu tư tài chính bởi lợi ích và khả năng sinh lời cao mà đồng tiền này đem lại. Tuy nhiên, trước khi tham gia đầu tư, bạn nên...

Đăng bởi:Nguyễn Linh | 15/06/23 21:22

Tiền điện tử như một “cơn sốt” đối với các nhà đầu tư tài chính bởi lợi ích và khả năng sinh lời cao mà đồng tiền này đem lại. Tuy nhiên, trước khi tham gia đầu tư, bạn nên hiểu rõ về tiền điện tử, cũng như những lợi ích và rủi ro đồng tiền này đem lại!

1. Tổng quan về tiền điện tử

1.1 Khái niệm

Tiền điện tử (Crypto) là các đơn vị tiền tệ được tạo ra từ các số bit, đã được số hóa. Chúng chỉ tồn tại trong môi trường điện tử và được sử dụng để thanh toán chi phí. Để thực hiện các giao dịch, người dùng cần phụ thuộc vào ba yếu tố: Internet, mạng máy tính các phương tiện điện tử của tổ chức phát hành (bên thứ ba).

Ngoài ra, tiền điện tử có thể được hiểu là một phương thức thanh toán thông qua việc sử dụng chữ ký bảo mật (bút tệ). Tương tự như tiền giấy, Crypto là một công cụ được sử dụng để thực hiện các giao dịch và tích lũy giá trị. Người sở hữu có thể chuyển đổi tiền điện tử thành tiền giấy theo yêu cầu.

tien-dien-tu-la-gi-thong-tin-can-biet-khi-giao-dich-tien-dien-tu2
Tiền điện tử là các đơn vị tiền tệ được tạo ra bit số, đã được số hóa

1.2 Lịch sử hình thành nên tiền điện tử

Tiền điện tử bắt đầu nổi từ những năm 90, khi thời đại thông tin và số hóa đang phát triển mạnh mẽ. Lấy cảm hứng từ quá trình thương mại hóa, một số doanh nghiệp và tổ chức đã thành lập các hệ thống tiền điện tử như: Flooz, Beenz, Digicash,… Song các doanh nghiệp lại quá phụ thuộc vào hệ thống điều khiển giao dịch của bên thứ 3. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của họ.

Sau nhiều thập kỷ, tiền mã hóa đã chính thức hình thành một đế chế riêng. Vào năm 2008, đồng Coin xuất hiện, nhờ việc áp dụng công nghệ Blockchain các giao dịch của Bitcoin không phụ thuộc vào bên trung gian thứ ba và đảm bảo tính bảo mật cao. Điều này đã giúp Bitcoin ngày càng mạnh mẽ và trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư.

1.3 Phân loại Crypto

Tiền điện tử có thể được phân loại thành ba loại chính với các cách sử dụng khác nhau như sau:

Tiền số pháp định (Fiat currency): Đây là loại tiền điện tử đã được chính phủ công nhận. Loại tiền này phổ biến và được lưu trữ trong các máy ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Chủ sở hữu cũng có thể sử dụng tiền số pháp định để đổi sang tiền giấy truyền thống.

Tiền ảo (Virtual money): Đây là loại tiền điện tử được phát hành và quản lý bởi các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền ảo không được chính phủ công nhận. Chúng thường được sử dụng dưới các hình thức như xu trong game, coin, token,… Mục đích của tiền ảo là để mua, bán, trao đổi vật phẩm trong game, giao dịch coin hoặc thực hiện các giao dịch trên các trang thương mại điện tử chấp nhận tiền ảo.

Tiền mã hóa (Cryptocurrency): Đây là một dạng tiền ảo, với đồng Bitcoin là ví dụ điển hình. Tiền mã hóa được xây dựng trên nền tảng blockchain, do đó không bị chi phối bởi chính phủ. Do hoạt động dưới dạng ẩn danh, tiền mã hóa đảm bảo tính bảo mật cao và không cần sự trung gian của bên thứ ba.

tien-dien-tu-la-gi-thong-tin-can-biet-khi-giao-dich-tien-dien-tu3
Phân loại tiền điện tử trên thị trường

2. Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử là gì?

2.1 Ưu điểm 

Giao dịch nhanh chóng: Người dùng có thể nhận và chuyển tiền một cách nhanh chóng từ bất kỳ đâu.

Phí giao dịch thấp: Hầu hết các giao dịch tiền điện tử được thực hiện với phí rất thấp hoặc miễn phí.

An toàn và bảo mật: Thông tin của khách hàng được bảo mật một cách tốt nhất và công nghệ tiên tiến giúp hạn chế gian lận mà không cần sự trung gian của bên thứ ba.

Phát triển ngành thương mại điện tử: Việc sử dụng tiền ảo để mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng thời của tiền điện tử và thương mại điện tử.

Minh bạch: Công nghệ blockchain cho phép lưu trữ mọi thông tin giao dịch trong chuỗi khối, giúp hai bên tham gia giao dịch xác minh và theo dõi tiền điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng.

2.2 Nhược điểm

Khó dự đoán: Giá trị tiền mã hóacó biên độ dao động lớn, gây rủi ro cho những người nắm giữ, vì đồng tiền có thể giảm giá đột ngột.

Rủi ro tội phạm: Do hoạt động dưới trạng thái ẩn danh, tiền mã hóa có thể được tội phạm sử dụng để rửa tiền hoặc thực hiện các hoạt động phi pháp.

Rủi ro hệ thống: Tiền điện tử, đặc biệt là tiền mã hóa, có rủi ro bị mất nếu xảy ra sự cố như hư ổ cứng, mất dữ liệu, tấn công virus,… Người dùng không thể khôi phục lại số tiền mã hóa đã mất trong trường hợp đó.

3. Phương thức hoạt động của tiền mã hóa

Hầu hết tiền điện tử hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, cung cấp cho người dùng những giao dịch an toàn và tiện lợi. Mỗi đồng tiền được coi như một tệp tin được lưu trữ trong một “ví” điện tử. Người dùng có thể truy cập vào ví của mình thông qua smartphone hoặc các thiết bị kết nối Internet. Các tệp tin được chuyển giao từ người này sang người khác thông qua mạng blockchain.

tien-dien-tu-la-gi-thong-tin-can-biet-khi-giao-dich-tien-dien-tu4
Phương thức hoạt động của tiền mã hóa

Tiền điện tử không được tạo ra bởi chính phủ bởi nó khác đồng đô la hay vàng. Nó được phát triển trên các nguyên tắc toán học. Crypto sử dụng mạng lưới phân phối để thực hiện các giao dịch theo phương thức p2p (peer-to-peer). Điều này có nghĩa là các giao dịch được thực hiện ngang hàng mà không cần sự trung gian của bên thứ ba. Các phương trình toán học được sử dụng để liên kết tài khoản với số tiền thực mà chủ sở hữu muốn chi tiêu.

Khi tham gia giao dịch Crypto, bạn chỉ cần đăng nhập bằng email và một nặc danh. Các sàn giao dịch tiền điện tử không yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân thật hay đăng ký tại một ngân hàng cụ thể. Bạn có thể tạo ra đơn vị tiền điện tử bằng cách tham gia quá trình “đào coin” (khai thác tiền điện tử bằng thiết bị máy tính).

4. Một số câu hỏi về tiền điện tử

Tiền điện tử có hợp pháp không?

Việc hợp pháp hóa tiền điện tử phụ thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia. Vi dụ như Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh, tiền mã hóa như bitcoin đã được công nhận là hợp pháp. Tuy nhiên, tình trạng pháp lý về đồng tiền này khác nhau tùy theo từng thị trường, đặc biệt là ở những quốc gia đang trong giai đoạn phát triển.

Ở Việt Nam, bitcoin không vi phạm pháp luật nhưng chỉ được chấp nhận là một hình thức thanh toán thay thế cho tiền mặt. Tuy nhiên, khi sử dụng bitcoin, bạn sẽ không được bảo vệ pháp lý đối với các vấn đề và sự cố liên quan đến lừa đảo hay sập sàn giao dịch.

Sàn giao dịch tiền mã hóa nào uy tín?

Các sàn giao dịch tiền điện tử ngày càng phát triển và phổ biến. Dưới đây là 3 sàn giao dịch tiền điện tử uy tín:

Bitcoin: Bitcoin là đồng tiền điện tử hàng đầu với vốn hóa thị trường lên đến 246 tỷ USD. Được ra mắt vào năm 2008, Bitcoin đã mở ra thế giới tiền mã hóa.

Ripple: Ripple được ra mắt vào năm 2012 và sử dụng hệ thống phân tán mã nguồn mở. Với vốn hóa thị trường đạt 146 tỷ USD, Ripple cung cấp các dịch vụ như Paypal, thẻ tín dụng, ngân hàng,… với chi phí thấp và tốc độ xử lý nhanh.

Ethereum: Ethereum là đồng tiền điện tử xếp thứ ba trên thị trường hiện nay, với vốn hóa thị trường ở mức 95 tỷ USD. Ethereum được phát hành chính thức vào năm 2015 và đã đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái tiền điện tử.

Đầu tư tiền mã hóa dài hạn có tốt không?

Mặc dù đầu tư tiền điện tử có tiềm năng sinh lời nhanh, nhưng nó cũng mang đến những khó khăn do yêu cầu tính kỹ lưỡng khi đầu tư.

Nếu bạn quyết định tham gia đầu tư tiền mã hóa, bạn cần dành thời gian để theo dõi sự biến động của các đồng tiền. Đặc biệt, trước khi đầu tư, bạn phải có hiểu biết thực sự về đồng tiền mà bạn muốn đầu tư. Những nhà đầu tư Crypto theo trào lưu hoặc thiếu khả năng đánh giá thị trường có nguy cơ gặp thua lỗ.

Trên đây là những chia sẻ của Index Money về tiền điện tử. Hy vọng với những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn hiểu và có sự đầu tư khôn ngoan!