Polkadot (DOT) là gì? Thông tin cần biết trước khi đầu tư DOT
Polkadot được coi là nền tảng đối trọng với Ethereum trong công cuộc xây dựng mở rộng DeFi, được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chú ý. Vậy Polkadot có gì đặc biệt? Cùng Index Money tìm hiểu thông...
Đăng bởi:Nguyễn Linh | 20/06/23 14:37
Polkadot được coi là nền tảng đối trọng với Ethereum trong công cuộc xây dựng mở rộng DeFi, được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chú ý. Vậy Polkadot có gì đặc biệt? Cùng Index Money tìm hiểu thông tin chi tiết về DOT token trước khi đầu tư nhé!
1. Tổng quan về Polkadot
1.1 Polkadot (DOT) là gì?
Polkadot (DOT) là mạng lưới block multi – chain (blockchain đa chuỗi), không đồng nhất (heterogeneous) và có khả năng mở rộng. Điều này cho phép kết nối các chuỗi blockchain riêng lẻ với nhau, kết nối xuyên chuỗi và tận dụng tối đa nguồn lực trong hệ sinh thái.
Hiểu đơn giản thì Polkadot có thể coi như là một blockchain của nhiều blockchain. Dự án này cho phép người dùng dễ dàng xây dựng các blockchain riêng trên hệ thống Polkadot.

1.2 DOT giải quyết vấn đề gì?
Tốc độ xử lý giao dịch: Với cấu trúc parachain, Polkadot có khả năng xử lý đến 1000 giao dịch mỗi giây, là một con số gấp 10 lần tốc độ của Ethereum.
Quy mô: Polkadot kết nối nhiều blockchain với nhau, tạo tiền đề cho việc mở rộng quy mô mạng lưới trong tương lai.
Độ tin cậy của các mạng lưới mới: Xây dựng cộng đồng lớn và thu hút niềm tin từ các bên tham gia là thách thức đối với các mạng lưới mới. Polkadot giải quyết vấn đề này bằng cách kết nối nguồn lực từ nhiều chuỗi thông qua cơ chế Relay Chain.
1.3 Cấu trúc mạng lưới Polkadot
Một cấu trúc mạng lưới Polkadot sẽ bao gồm: Relay chain (Chuỗi chính), Parachain (Chuỗi mở rộng), Parathread và Bridge (Cầu nối). DOT sẽ kết hợp các chuỗi con riêng lẻ – Parachain/Parathreat vào một mạng lưới chung. Các chuỗi con này được kết nối với nhau thông qua Relay chain để đảm bảo tính đồng thuận và sự kết chuỗi linh hoạt.

Cụ thể:
Relay Chain: Là hệ thống quản trị đảm bảo tính đồng thuận và kết chuỗi linh hoạt giữa các chuỗi trong mạng lưới. Relay Chain được biểu thị bằng một vòng tròn xám nằm ở giữa để kết nối các chuỗi blockchain.
Parachain: Đây là một loạt chuỗi con thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Nhiều dự án có thể xây dựng parachain và kết nối với relay chain để tận dụng hiệu ứng mạng lưới của Polkadot, từ đó tăng tốc độ phát triển hệ thống ứng dụng lên nhiều lần. Parachain được biểu thị bằng các đốm hồng trên hình.
Parathread: Giống các parachain, tuy nhiên các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Parathread là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không cần kết nối thường trực.
Bridge: Là cầu nối giữa Polkadot và các mạng lưới khác như Ethereum hay Bitcoin.
2. Thông tin chi tiết về DOT coin
2.1 Key Metrics DOT
- Token Name: Polkadot
- Ticker: DOT
- Blockchain: Polkadot.
- Token Standard: Updating…
- Contract: Updating…
- Token Type: Utility, Governance.
- Total Supply: 1,266,307,511 DOT
- Circulating Supply: Tính đến thời điểm cuối năm 2022, số lượng DOT đang được lưu hành trên thị trường là gần 1,200,000,000 DOT.
2.2 DOT Allocation
- Private Sale Investors (Các đợt mở bán): 3.42%
- SAFT Investors: 5.00%
- Auction Investors (Nhà đầu tư): 50.00%
- Future Sales: 11.58%
- Web3 Foundation (Đội ngũ sáng lập và phát triển): 30.00%

3. Polkadot coin dùng để làm gì?
Cấp quyền quản trị cho người sở hữu DOT
Chủ sở hữu DOT được cấp quyền tham gia vào quản trị mạng lưới. Quản trị bao gồm: định phí (fee) mạng lưới, lập kế hoạch tạo/xóa parachain mới, tham gia đấu giá parachain, thực hiện nâng cấp và sửa lỗi mạng lưới.
Tạo điều kiện cho cơ chế đồng thuận của mạng lưới qua cơ chế staking
Giống như các nền tảng stake khác, Polkadot khuyến khích người dùng stake DOT vào hệ sinh thái Polkadot để nhận phần thưởng, miễn là họ hoạt động trung thực và tuân thủ các quy tắc trên hệ thống. Trường hợp người dùng không tuân thủ và có các hoạt động phá hoại hệ thống, số tiền của họ sẽ bị mất.
Tạo điều kiện cho cơ chế đồng thuận của mạng lưới qua cơ chế staking
Giống như các nền tảng liên quan đến stake khác, Polkadot cũng khuyến khích người dùng stake DOT vào hệ sinh thái Polkadot để nhận phần thưởng, nếu hoạt động trung thực và tuân thủ các quy tắc trên hệ thống. Trường hợp người dùng không tuân thủ và có các hoạt động phá hoại hệ thống thì tiền của họ sẽ bị mất.
Thêm chuỗi (parachain) bằng cách liên kết DOT (bonding)
Đây là yêu cầu bắt buộc khi thêm một parachain mới vào mạng lưới. DOT sẽ bị khóa trong quá trình liên kết và sẽ được giải phóng trở lại tài khoản sau khi quá trình liên kết kết thúc và parachain bị xóa khỏi nền tảng.
Trả phí nền tảng
DOT được sử dụng để tính phí giao dịch trên nền tảng. Khi các parachain giao tiếp và truyền dữ liệu, hệ thống tính phí bằng DOT. Tương tự, người sở hữu DOT khi stake DOT vào các pool cũng có cơ hội nhận thu nhập được trả bằng DOT.
Thêm chuỗi (parachain) bằng cách liên kết DOT (bonding)
Đây là điều bắt buộc khi parachain mới được thêm vào mạng lưới. DOT sẽ bị khóa trong thời gian liên kết và sẽ được giải phóng trở lại tài khoản sau khi kết thúc liên kết và parachain bị xóa khỏi nền tảng.
Trả phí nền tảng
DOT coin được dùng để tính phí giao dịch trên nền tảng. Khi các Parachain giao tiếp và truyền dữ liệu, hệ thống cũng sẽ tính phí bằng DOT. Tương tự như vậy, người sở hữu DOT khi stake DOT vào các pool cũng sẽ có cơ hội nhận được thu nhập trả bằng DOT.
4. Có nên đầu tư Polkadot coin không?
Nhìn chung DOT là một đồng coin khá hấp dẫn thu hút được đông đảo nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước khi quyết định “rót” vốn, bạn cần có một góc nhìn khách quan nhất về dự án này như sau:

4.1 Ưu điểm
- Đội ngũ phát triển chất lượng: Đội ngũ phát triển của Polkadot gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Blockchain, tài chính và có nhiều kinh nghiệm.
- Sự hỗ trợ từ nhà đầu tư mạnh mẽ: Dự án Polkadot đã được hỗ trợ bởi gần 90 nhà đầu tư, trong đó có nhiều nhà đầu tư quy mô lớn. Ngay từ giai đoạn ICO, Polkadot đã huy động được tổng cộng 359 triệu USD.
- Nền tảng công nghệ bền vững và đột phá: Polkadot đã thử nghiệm và kiểm chứng các thay đổi trước khi áp dụng chúng trên mạng lưới thực tế, thông qua mạng Kusama. Dự án không ngừng phát triển, cải tiến để tăng hiệu suất và đáp ứng nhu cầu của thị trường, sử dụng công nghệ tối ưu.
- DOT có tính thanh khoản cao: Đồng coin DOT hiện được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch tiền ảo uy tín như Binance, Huobi Global, Kucoin, PancakeSwap, đảm bảo tính thanh khoản và khả năng trao đổi.
- Hướng tới cộng tác và tận dụng ưu điểm của các nền tảng: Polkadot không cố gắng cạnh tranh với các đồng tiền phổ biến hiện tại, mà tập trung vào việc hỗ trợ và tận dụng ưu điểm của các nền tảng khác thông qua cơ chế Bridge.
- Sự quan tâm lớn từ cộng đồng: Polkadot thu hút được một cộng đồng người dùng đông đảo và tin tưởng vào tương lai của đồng tiền này. Sự quan tâm và sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quan trọng cho sự bền vững và phát triển của dự án.
- Dự đoán tăng trưởng giá nhanh chóng: Polkadot liên tục nâng cấp, cải tiến công nghệ, giúp tăng tính tương tác và cải thiện hiệu suất, từ đó làm tăng giá trị của đồng DOT. Ngoài ra, khi giá trị DOT tăng, thị trường cũng phát triển, đóng góp vào việc tăng giá trị của Polkadot.
- Hệ sinh thái rộng lớn và liên tục mở rộng: Polkadot đã xây dựng một hệ sinh thái rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như AMM DEX (HydraDX, Zenlink, Polkaswap), Smart Contracts (Moonbeam, Clover Finance), Data (HOPR Protocol, SubQuery), Wallet (Polkadot.js, PolkaWallet).
- Truyền thông mạnh mẽ: Polkadot có chính sách định vị thương hiệu và các chiến dịch marketing hiệu quả. Dự án cũng được đánh giá cao trên nhiều tờ báo uy tín như The Economist, Bloomberg, Wall Street Journal.
- Phân bổ token công bằng: Phần lớn số lượng đồng DOT nằm trong tay các nhà đầu tư, trong khi nhà sáng lập chỉ nắm giữ 30%. Điều này đảm bảo tính ổn định và minh bạch của thị trường.
4.2 Nhược điểm
- Do là một đồng coin mới ra đời, Polkadot chưa có đủ nghiên cứu và đánh giá về khả năng phát triển và sự ổn định của nó. Nó sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ lớn như Bitcoin và Ethereum trên thị trường hiện nay. Đồng thời, sự phát triển của các dự án tương tự yêu cầu Polkadot không ngừng cải thiện công nghệ để tránh bị tụt lại.
- Cần lưu ý rằng Polkadot coin có nguy cơ biến động giá cao, tương tự như các loại tiền điện tử khác. Do đó, nhà đầu tư nên xem xét chiến lược đầu tư dài hạn thay vì ngắn hạn trong vài tháng.
- Một hạn chế khác là việc Polkadot và các loại tiền điện tử khác vẫn chưa được công nhận và chấp thuận bởi pháp luật. Sự phát triển của Polkadot và tiền điện tử nói chung sẽ đối đầu với đồng tiền của chính phủ và có thể bị lợi dụng cho hoạt động rửa tiền, trốn thuế và tội phạm khác.
- Hiện tại, sự áp dụng của tiền điện tử vẫn còn hạn chế, vì hầu hết các quốc gia trên thế giới chưa cho phép sử dụng chúng trong giao dịch. Polkadot cũng chưa nhận được sự công nhận chính thức.
- Lộ trình phát triển của Polkadot cũng chưa rõ ràng, điều này khiến nhiều người lo ngại liệu Polkadot có gặp phải tình trạng trì trệ tương tự Ethereum 2.0 hay không.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Polkadot. Hy vọng rằng những thông tin này của Index Money sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đồng coin này. Polkadot đang là một dự án được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và tin tưởng. Chúc bạn có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư vào DOT coin hay không dựa trên những dữ liệu trên.